Vitamin B12 có tác dụng gì? Khi nào trẻ nên uống B12
Vitamin B12 là một trong những vitamin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Tuy nhiên, chúng ta có thể bổ sung thông qua thực phẩm và viên uống. Vậy Vitamin B12 là gì? Tác dụng của B12 là gì? Cách bổ sung vitaminB12 cho trẻ như thế nào thì tốt? Hãy cùng Conyeuviet.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vitamin B12 là gì? Thông tin tổng quan về B12
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ nên biết
Vitamin B12 còn được gọi là Cobalamin. Đây là một loại vitamin nhóm B tan được trong nước và đóng vai trò quan trọng trong hình thành tế bào hồng cầu. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào và chức năng thần kinh, sản xuất ADN và ngăn ngừa một số bệnh tật.
Theo các tài liệu thì B12 có thể được đào thải qua nước tiểu và không lưu trữ thời gian dài trong cơ thể mà con người cần bổ sung hàng ngày thông qua thực phẩm. Đối với người lớn, lượng tiêu thụ vào khoảng 2.4mcg. Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú thì lượng tiêu thụ cao hơn. Trẻ em cũng cần bổ sung vitamin B12 với lượng thích hợp.
Vitamin B12 có tác dụng gì? 9 tác dụng của B12 đối với sức khỏe
Vitamin B12 rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa biết hết Vitamin B12 có tác dụng gì?. Dưới đây là 9 tác dụng lớn nhất mà vitamin B12 mang lại:
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ của mẹ. Theo nghiên cứu khoa học, việc đảm bảo cung cấp đủ vitamin B12 cho mẹ bầu giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Sự thiếu hụt vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể dẫn đến sự sinh non và sảy thai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ có mức vitamin B12 trong máu dưới 259mg/dL có nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh như dính thắng môi trên …cao gấp 3 lần so với những người có mức vitamin B12 bình thường. Nếu mức vitamin B12 dưới 150mg/dL, nguy cơ này sẽ cao gấp 5 lần.
Giúp hình thành tế bào hồng cầu và phòng chống thiếu máu hiệu quả
Vitamin B12 có tác dụng gì? Nói về tác dụng của vitamin B12, không thể bỏ qua khả năng tái tạo hồng cầu và phòng chống thiếu máu.
Theo chuyên gia, khi nồng độ vitamin B12 thấp, quá trình hình thành hồng cầu sẽ bị rối loạn. Những tế bào hồng cầu khỏe mạnh thường nhỏ và tròn, tuy nhiên nếu thiếu vitamin B12, chúng sẽ trở nên lớn và có hình bầu dục. Vì hình dạng không bình thường, tế bào hồng cầu không thể di chuyển từ tủy xương vào máu, gây ra thiếu máu hồng cầu. Sự thiếu máu này dẫn đến cơ thể không đủ oxy để vận chuyển đến các cơ quan quan trọng, gây ra tình trạng yếu ớt, mệt mỏi.
Giúp xương chắc khỏe và phòng chống nguy cơ loãng xương
Bảo vệ sức khỏe xương cần duy trì nồng độ vitamin B12 hợp lý. Một nghiên cứu trên hơn 2.500 người trưởng thành cho thấy người bị thiếu vitamin B12 có mật độ khoáng xương thấp hơn so với những người bình thường.
Khi mật độ khoáng của xương giảm, chúng có thể trở nên mỏng manh và dễ vỡ theo thời gian, gây nguy cơ loãng xương. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra mối liên quan giữa nồng độ vitamin B12 thấp và sức khỏe xương kém, đặc biệt ở phụ nữ.
Bổ não
Vitamin B12 có tác dụng gì? Thiếu thuốc B12 có liên quan đến rối loạn trí nhớ, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Các loại vitamin có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa suy giảm trí não – một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn trí nhớ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa thuốc vitamin B12 và axit béo Omega 3 có thể làm chậm quá trình suy giảm trí não ở người mắc chứng rối loạn trí nhớ giai đoạn đầu.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng ngay cả với hàm lượng B12 ở mức thấp bình thường cũng có thể làm giảm hiệu suất ghi nhớ. Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để có được kết luận chính xác về tác dụng của việc bổ sung vitamin B12 đối với trí nhớ và chức năng nhận thức.
Giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Việc bổ sung đầy đủ vitamin B12 có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ các bệnh về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng. Các nhà khoa học cho rằng, việc cung cấp đủ vitamin B12 có thể giảm nồng độ axit amin Homocysteine trong máu. Nồng độ cao của Homocysteine có liên quan đến nguy cơ cao của các bệnh mắt, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng.
Cải thiện tâm trạng và triệu chứng trầm cảm
Vitamin B12 có tác dụng gì? Vitamin B12 có nhiều tác dụng quan trọng cho cơ thể, trong đó bao gồm việc cải thiện tâm trạng. Hoạt chất này tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng.
Khi thiếu vitamin B12, quá trình sản xuất serotonin sẽ bị gián đoạn, gây ra triệu chứng chán nản và trầm cảm. Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và vitamin B12 có thể cải thiện triệu chứng tốt hơn so với việc sử dụng thuốc đơn thuần.
Có thể giúp tăng năng lượng
Tất cả các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng của cơ thể. Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng bổ sung vitamin B12 có thể tăng cường năng lượng ở những người đủ hàm lượng vitamin này. Tuy nhiên, nếu bạn thiếu B12, việc bổ sung hoặc tăng hấp thu có thể cải thiện mức độ năng lượng của bạn. Thực tế, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thiếu hụt vitamin B12.
Hỗ trợ da, tóc, móng chắc khỏe mạnh
B12 có tác dụng gì? Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào, giúp tóc, da và móng trở nên chắc khỏe. Nếu nồng độ vitamin B12 thấp, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng da liễu như tăng sắc tố, thay đổi màu móng, tóc và viêm miệng góc cạnh.
Do đó, bổ sung vitamin B12 là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng này ở trẻ thiếu B. Tuy nhiên, nếu trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ và không thiếu vitamin B12, thì việc bổ sung sẽ không có tác dụng cải thiện sức khỏe của da, tóc và móng.
Giảm Homocysteine cải thiện sức khỏe tim mạch
Nồng độ axit amin homocysteine cao trong máu có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim. Khi thiếu vitamin B12, nồng độ homocysteine tăng cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B12 có thể giảm mức homocysteine, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng bổ sung vitamin B12 có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ giữa vitamin B12 và sức khỏe tim mạch.
Triệu chứng của việc thiếu vitamin B12 là gì?
Bài viết liên quan: Hướng dẫn bổ sung Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ nên biết
Thiếu vitamin B12, bạn có thể gặp tình trạng thiếu máu. Nhẹ thì sẽ không có triệu chứng rõ ràng hoặc thoáng quá. Tuy nhiên, nếu thiếu nặng, bạn có thể gặp phải một số biểu hiện sau:
- Mệt mỏi, cơ thể yếu đuối, hay choáng váng.
- Khó thở, tim đập nhanh
- Da mặt nhợt nhạt, thiếu sức sống
- Màu lưỡi nhợt nhạt không được hồng tươi
- Tình trạng hấp thu kém, chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón
- Một số vấn đề về thần kinh, yếu cơ, di chuyển đi lại,..
- Thị lực kém, giảm hoặc mất thị lực
- Một số vấn đề về trí nhớ kém, trầm cảm hoặc thay đổi hành vi
Những ai dễ bị thiếu vitamin B12, thiếu B12 gây ra bệnh gì?
Có thể bạn quan tâm: Trả lời các mẹ: Uống kẽm và vitamin D3 cùng lúc được không
Việc hấp thụ vitamin B12 sẽ càng khó khăn khi tuổi càng lớn. Thiếu B12 cũng có thế xảy ra với một số trường hợp phẫu thuật giảm cân hoặc cắt một phần dạ dày hoặc người uống nhiều rượu. Bạn cũng có thể có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 hơn nếu:
- Bị viêm dạ dày, niêm mạc dạ dày mỏng
- Thiếu máu ác tính khiến bạn khó hấp thụ B12
- Một số bệnh ảnh hưởng tới ruột như: Celiac, Crohn, vi khuẩn có hại hoặc ký sinh trngf
- Rối loạn miễn dịch, bệnh Lupus, Graves
- Bạn có đang sử dụng một số loại thuốc gây cản trợ hấp thụ vitamin B12: Thuốc chữa ợ nóng, thuốc chẹn H2, thuốc tiểu đường,..
- Những người ăn chay trường không ăn cả trứng và sữa cũng sẽ có nguy cơ thiếu B12 nếu như bạn không sử dụng thực phẩm bổ sung.
Thức ăn nào có chứa nhiều vitamin B12
Vitamin B12 là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Vitamin B12 thường có trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, trứng và sữa.
Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin B12:
- Gan: Gan là một trong những nguồn vitamin B12 phong phú nhất. Gan bò, gan heo và gan gà đều có hàm lượng vitamin B12 cao.
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt heo, thịt dê và thịt cừu đều là các nguồn giàu vitamin B12.
- Cá và hải sản: Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và các loại hải sản như tôm, cua, ốc, sò, hàu cũng chứa lượng vitamin B12 đáng kể.
- Trứng: Trứng gà, trứng vịt đều là các nguồn giàu vitamin B12.
- Sữa và sản phẩm sữa: Sữa bò, sữa dê và sữa cừu đều có hàm lượng vitamin B12 cao. Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua và kem cũng là các nguồn vitamin B12 tốt.
- Nếu bạn là người ăn chay hoặc ăn chay thực vật, bạn có thể tìm các sản phẩm chứa vitamin B12 được bổ sung như đậu phộng, lúa mì, sữa đậu nành và thực phẩm chức năng chứa vitamin B12.
Trẻ nhỏ có thiếu Vitamin B12 hay không? Biểu hiện là gì?
B12 là chất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên bé cũng sẽ cần phải bổ sung B12 thông qua thực phẩm do cơ thể không thể tự tổng hợp được. Do vậy mà trẻ nhỏ cũng sẽ cso nguy cơ bị thiếu vitamin B12 nếu chế độ ăn uống nghèo nàn. Chẳng hạn như ăn ít động vật, thịt, cá, trứng, sữa,…
Trẻ thiếu vitamin B12 có thể có một số biểu hiện sau:
- Cáu gắt, mệt mỏi, quấy khóc
- Mất cảm giác ăn ngon, dẫn đến tâm lý lười ăn và sợ ăn
- Cảm giác châm chích ở tay và chân
- Thiếu máu hoặc chậm phát triển.
Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu trên ở con mình, hãy đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và bổ sung vitamin B12 đúng liều lượng.
Liều lượng bổ sung vitamin B12 cho trẻ như thế nào?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu bổ sung vitamin B12 cho trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: cần bổ sung 0,4mcg vitamin B12 mỗi ngày.
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: cần bổ sung 0,5mcg vitamin B12 mỗi ngày.
- Trẻ từ 1-3 tuổi: cần bổ sung 0,9mcg vitamin B12 mỗi ngày.
- Trẻ từ 4-8 tuổi: cần bổ sung 1,2mcg vitamin B12 mỗi ngày.
- Trẻ từ 9-13 tuổi: cần bổ sung 1,8mcg vitamin B12 mỗi ngày.
- Trẻ từ 14-18 tuổi: cần bổ sung 2,4mcg vitamin B12 mỗi ngày.
Dù cơ thể của trẻ em không cần nhiều vitamin B12 so với các loại vitamin khác, tuy nhiên, việc thiếu hụt vitamin B12 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ cần đảm bảo bổ sung vitamin B12 đầy đủ cho con, đặc biệt khi chế độ ăn uống của trẻ.
Hướng dẫn bổ sung vitamin B12 đúng cách cho trẻ
Có 3 cách để bổ sung vitamin B12 đúng cho trẻ: Đường uống, đường tiêm và thức ăn hàng ngày.
Bổ sung bằng đường uống
Với đường uống có 3 dạng. Mỗi dạng sẽ có cách sử dụng khác nhau, cụ thể:
- Đối với dạng thuốc lỏng: Lắc kỹ sản phẩm và đong liều cẩn thận bằng dụng cụ đo lường của nhà sản xuất.
- Với dạng viên nén giải phóng: Không được nhai thuốc hoặc nghiền nát. Chúng có thể khiến giải phóng tất cả thuốc cùng 1 lúc, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
- Với viên nén tan nhanh: Mẹ cho bé hòa tan trong miệng, có thể dùng nước hoặc không theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng Vitamin B12 bằng đường tiêm
B12 sẽ được tiêm vào cơ thể. Tùy mỗi người mà lượng B12 sẽ khác nhau. Các bác sỹ sẽ kiểm tra, xét nghiệm và đưa ra liều lượng cụ thể.
Sử dụng thông qua ăn uống hàng ngày
Mẹ nên bổ sung cho con bằng những thực phẩm giàu B12 ở trên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những trẻ bình thường để cung cấp. Với những trẻ bị thiếu hụt, mẹ cần cho con đi khám để được tư vấn.
Vitamin B12 nên uống lúc nào thì hiệu quả cho trẻ?
Chuyên gia khuyên rằng, ngoài việc đặt câu hỏi Vitamin B12 có tác dụng gì thì nhiều mẹ bỉm còn băn khoăn nên uống B12 vào lúc nào. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ nên cho bé uống vitamin B12 khi bé no hoặc đói, tùy theo hướng dẫn. Vitamin B12 có khả năng tan trong nước và hấp thụ tốt khi dạ dày rỗng, vì vậy tốt nhất là cho bé uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Uống vitamin B12 vào buổi tối có thể gây khó ngủ, vì vậy mẹ nên cho bé dùng vào buổi sáng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin tổng hợp và chia sẻ về Vitamin B12 và tất cả những thông tin cần thiết. Hy vọng sẽ giúp mẹ bỉm biết được tầm quan trọng của vitamin này và cung cấp cho bé một cách đầy đủ giúp con yêu phát triển toàn diện. Trong bất kỳ trường hợp bổ sung đường uống hay đường tiêm cũng đều cần có sự kê đơn, thăm khám của bác sỹ mẹ nhé.