Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có đáng lo

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình khiến cha mẹ rất lo lắng không biết con bị làm sao. Đặc biệt là tình trạng này thường rất gặp ở trẻ sơ sinh và đôi khi có thể nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Hãy cùng Conyeuviet tìm hiểu chi tiết tình trạng cũng như cách khắc phục, theo dõi và chăm sóc bé đúng cách trong nội dung dưới đây.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là gì

Tình trạng trẻ sơ sinh hay khò khè vặn mình là một trong những biểu hiện thường thấy ở trẻ. Đây là tình trạng tắc nghẽn các đường dẫn khí trong tiểu phế quản. Từ đó làm cản trở không khí lưu thông gây nên tình trạng khò khè. Mẹ có thể nghe thấy tiếng bé thở khò khè khi thức hoặc khi ngủ.

Đặc biệt, trẻ khó ngủ hơn bình thường, thức giấc nhiều lần, khóc, khó chịu, vặn mình, trăn trở. Khiến trẻ không tròn giấc, mẹ chăm sóc bé cũng rất vất vả khi không được nghỉ ngơi nhiều. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình kéo dài hoặc trở nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có đáng lo

Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến và hay gặp nhất là:

  • Trẻ có đờm trong cổ họng khiến bé bị nôn, trớ khi bú. Do trẻ còn bé nên không thể khạc, nhổ đờm ra bên ngoài. Vì vậy, khi thở bé sẽ phát ra tiếng khò khò trong cổ họng.
  • Do hệ hô hấp của trẻ mới sinh chưa hoàn thiện nên bé khó thở và phát ra âm thanh khò khè ở cổ họng.
  • Do thời tiết lạnh khiến cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó thở do dịch nhầy trong mũi làm hẹp luồng đi của không khí. Bé thường có có biểu hiện khó thở, thở mạnh, trằn trọc, hay vặn mình, quấy khóc.
  • Bé bị sặc sữa lên mũi mà mẹ không hay biết hoặc không biết cách xử lý, vệ sinh mũi. Dẫn tới sữa bị tắc gây viêm mũi, chảy dịch, cản trở lưu thông đường thở. Nguyên nhân của tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình.
  • Một số nguyên nhân khác như: Viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi, viêm amidan,… Cũng là yếu tố làm tăng tiết dịch nhầy ở cổ họng khiến bé thở khò khè và trở mình, khó chịu khi ngủ.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có đáng lo

Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình trong một thời gian ngắn thì đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy bé có các biểu hiện khác như: mất ngủ, sốt cao, sốt phát ban, đỏ mặt, ho, khò khè nhiều về đêm, bé khó chịu, đổ mồ hôi trộm, thức giấc, nôn trớ, kém ăn, kém tăng cân thì đó là những biểu hiện của bệnh lý. Khi này cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám để được chuẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể là bệnh lý đường hô hấp cũng có thể là dấu hiệu thường gặp đối với trẻ nhỏ. Dù là nguyên nhân là gì thì cha mẹ cũng cần biết cách chăm sóc, khắc phục tình trạng hoặc có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh thở khò khè ba mẹ nên biết.

Đảm bảo cơ thể bé luôn được giữ ấm

Trẻ sơ sinh sức đề kháng và hệ hô hấp còn yếu. Do đó, cha mẹ cần giữ ấm cho bé đúng cách. Đặc biệt là vào mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển lạnh. Giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực, gan bàn tay, bàn chân, bụng cho bé. Cho bé bú mẹ trực tiếp hoặc uống sữa ngoài khi còn ấm. Tắm nhanh khi trời lạnh, tắm nơi kín gió, sử dụng máy sưởi hay quạt sưởi khi nhiệt độ xuống thấp. Giữ ấm đúng cách khiến cho luồng khí lưu thông trong cơ thể bé được ấm áp, liên tục và thông thoáng.

Luôn giữ tư thế ngủ đúng cho bé

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có đáng lo

Một trong những cách giúp trẻ dễ thở hơn đó là điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ. Mẹ nên để bé nằm nghiêng khi ngủ, đặc biệt là nghiêng về bên trái. Nên giữ cho bé nằm ngủ với một chiếc gối không quá cao và không để trẻ nằm sấp khi ngủ.

Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé

Trẻ sơ sinh cần được vệ sinh mũi thường xuyên ít nhất 1 lần/ ngày với trẻ bình thường. Với trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể nâng lên 2-3 lần/ ngày tùy mức độ. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% có bán ở các hiệu thuốc để nhỏ vào mũi và sử dụng tăm bông vệ sinh mũi cho trẻ. Lưu ý: Khi thời tiết lạnh, mẹ nên làm ấm nước muối sinh lý trước khi nhỏ cho bé.

Cho bé uống nước đầy đủ

Với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, bé bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ chỉ cần bổ sung nước cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn. Với trẻ đến tuổi ăn dặm, ngoài sữa, cháo, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé một lượng nước lọc từ 50-100ml/ ngày để bé bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.

Vệ sinh không gian xung quanh bé

Vệ sinh không gian của bé như phòng ngủ, giường ngủ cần sạch sẽ, thông thoáng. Đảm bảo không gian sống trong lành, không có vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho hệ hô hấp hoặc gây dị ứng cho bé. Nhiệt độ phòng không quá cao cũng không nên quá thấp, giúp bé sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

Vào mùa nóng, khi sử dụng máy lạnh thường sẽ làm không khí bị khô gây khô niêm mạc mũi của trẻ. Khi đó mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí giúp duy trì độ ẩm trong mức lý tưởng của trẻ. Giúp trẻ không bị thở khò khè, khó chịu, vặn mình khó ngủ.

Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh thở khò khè và vặn mình do nguyên nhân thiếu vitamin D. Mẹ nên kết hợp cho trẻ sơ sinh tắm nắm sớm từ 2- 4 lần/ tuần. Tắm nắng giúp cung cấp đủ vitamin D giúp bé cứng cáp và không bị vặn mình, khó thở.

Trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình – Khi nào cần đến bệnh viện?

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là nguyên nhân của bệnh lý cần khắc phục kịp thời. Khi trẻ gặp phải một số dấu hiệu sau, cha mẹ cần cho bé tới bệnh viện để được thăm khám:

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có đáng lo

  • Trẻ sốt cao không hạ, tim đập nhanh, lồng ngừng phập phồng, trẻ nôn trớ, quấy khóc.
  • Trẻ thở khó, khò khè, thở hổn hển, mặt môi tím tái, nhợt nhạt.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi thở khò khè hay vặn mình khi ngủ nên được thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè suốt 1 tuần liên tục không khỏi. Khi đó mẹ cần đưa trẻ đi khám để phát hiện nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
  • Trẻ sơ sinh bị hen suyễn bẩm sinh thường thở nhanh và nặng. Mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng tới não bộ của trẻ. ‘

Kết luận

Trên đây là những thông tin tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình. Qua bài viết, mẹ đã biết được nguyên nhân, cách chăm sóc và khi nào mẹ cần đưa trẻ đi khám. Hi vọng ba mẹ sẽ hỗ trợ trẻ được nhanh chóng và hiệu quả khi gặp tình trạng tương tự. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, lớn nhanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *