Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không? Điều chỉnh thế nào?
Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây Con yêu viết sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu dính thắng môi trên là gì? Những dấu hiệu của dính thắng môi trên và biện pháp xử lý khi trẻ gặp tình trạng này. Cha mẹ hãy cùng theo dõi nhé!
Dính thắng môi trên là gì? Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh là gì?
Dính thắng môi trên là một dị tật bẩm sinh ở trẻ. Đây không phải là triệu chứng của một bệnh hay vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe hay tính mạng của trẻ.
Thắng môi trên hay phanh môi là một dải niêm mạc và dây chằng ở phần khe giữa của răng cửa hàm trên. Vị trí này tương đương với phần nhân trung ở bên ngoài môi trên phần nối từ mũi.
Thắng môi có tác dụng giúp cho môi ôm khít, vừa vặn với miệng, giúp con người có nụ cười đẹp và khuôn môi cân xứng.
Dính thắng môi trên có 4 cấp độ, bao gồm:
- Thắng môi trên bám vào giữa niêm mạc lợi miệng của trẻ
- Thắng môi trên bám xuống vùng lợi
- Thắng môi trên bám xuống tận vùng nhú lợi
- Thắng môi trên bám thẳng vào niêm mạc lợi.
Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng sẽ gây khó khắn cho bé trong việc bú sữa. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới việc giao tiếp, cử động của môi và thẩm mỹ của răng sau này. Vì vậy, cha mẹ cần phát hiện dị tật trẻ bị dính thắng môi trên và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Biểu hiện của trẻ bị dính thắng môi trên?
Trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không để ý hoặc chăm con lần đầu chưa có kinh nghiệm sẽ khó phát hiện dị tật hơn. Dưới đây là những biểu hiện của trẻ bị dính thắng môi trên cha mẹ cần biết để phát hiện sớm ở trẻ:
- Quan sát bên ngoài khi lật môi trên lên thấy thắng môi ngắn và siết chặt
- Mẹ thấy đau khi cho trẻ bú
- Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, bực bội vì không bú được
- Trẻ thích bú bình hơn là bú mẹ
- Trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc di chuyển lưỡi, không thể đưa lưỡi ra trước
Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không?
Rất nhiều cha mẹ quan tâm: Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không. Trên thực tế, dính thắng môi trên là một dị tật ở trẻ chứ không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, dính thắng môi ở trẻ cũng gây khá nhiều bất tiện cho con trong sinh hoạt, ăn uống và càng để lâu thì càng ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ.
Trẻ khó khăn trong việc bú sữa?
Trẻ sơ sinh bị dính thắng môi sẽ gặp khó khăn trong việc bú sữa. Nguyên nhân là lưỡi bé không thể di chuyển linh hoạt để giữ chốt bú. Tùy thuộc vào mức độ dính thắng nặng hay nhẹ mà bé có thể khó khăn nhiều hay ít trong việc bú sữa.
Thường xuyên bị đầy hơi do nuốt phải không khí
Khi bị dính phanh môi trên, trẻ sẽ không thể ngậm đúng khớp bú. Dẫn tới không khí có thể theo đó đi vào khiến bé bị đầy hơi, khó chịu. Trẻ không thích bú, bú ít dẫn tới ăn không đủ no, chậm tăng cân.
Di chuyển lưỡi khó khăn
Khi trẻ bị dính thắng môi trên khiến cho lưỡi di chuyển khó khăn. Bé có thể sẽ không thể đưa lưỡi ra ngoài dù chỉ 1-2mm.
Trẻ có nguy cơ bị ngọng
Để trẻ có thể nói được tròn vành rõ chữ cần có sự kết hợp linh hoạt của lưỡi và khoang miệng. Tuy nhiên, khi trẻ bị dính thắng môi trên, cử động của lưỡi không được linh hoạt. Dẫn tới trẻ có thể gặp khó khăn khi nói như: nói chậm, giọng nói khác thường hoặc nói ngọng.
Dễ bị sâu răng
Dính thắng môi trên khiến cho môi trở nên ngắn và siết chặt. Gây nên tình trạng co kéo lợi và việc vệ sinh, làm sạch răng lợi cũng khó khăn hơn. Từ đó trẻ có thể xuất hiện những vấn đề về răng miệng như sâu răng, mảng bám tích tụ,…
Bé quấy khóc khi cho ăn
Một số trẻ tỏ ra cáu gắt, khó chịu khi không thể bú mẹ hoặc bú không đủ, đói và cáu kỉnh. Thậm chí là trẻ còn quấy khóc không muốn bú. Tình trạng này còn ảnh hưởng tới cả người mẹ khi trẻ không bú tốt có thể dẫn tới mất sữa. Trẻ bú sai tư thế có thể dẫn tới mẹ bị đau ti, trầy xước, viêm vú.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị dính thắng môi trên
Xem thêm: 20+ hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng các mẹ cần biết
Ngoài những khó khăn gặp phải trong sinh hoạt của trẻ, trẻ bị dính thắng môi nếu để lâu còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ của bé. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ dính thắng môi trên? Phẫu thuật chính là giải pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng dính thắng môi của bé.
Độ tuổi phù hợp để cắt phanh môi cho bé
Cắt phanh môi là một thủ thuật khá đơn giản. Các bác sỹ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ và thực hiện nới lỏng thắng môi cho bé. Theo các bác sỹ chuyên khoa thì cắt thắng môi trên thích hợp nhất là khi trẻ từ 11-12 tuổi. Lúc này trẻ đã có đủ 20 chiếc răng vĩnh viễn và tình trạng dính thắng môi cũng đã được thu hẹp hơn.
Tuy nhiên, với những bé bị dính thắng môi trên nặng, ảnh hưởng tới việc ăn uống và giọng nói của trẻ. Cha mẹ cần thực hiện cắt thắng môi cho con sớm hơn. Tốt nhất là phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ để được chỉ định hợp lý.
Phẫu thuật cắt phanh môi
Phẫu thuật cắt phanh môi là một thủ thuật nhỏ và không quá phức tạp. Hiện nay, có 2 cách phẫu thuật cắt phanh môi chính là:
Tiểu phẫu
Bác sỹ sẽ tiến hành gây mê tại chỗ và sử dụng dao mổ để cắt phầm tấm niêm mạc dính vào lợi và phía trong môi trên. Thời gian hồi phục khoảng từ 7-10 ngày. Sau đó sẽ tiến hành nắn, chỉnh răng khi vết thương lành.
Sử dụng cắt laze
Sử dụng laze là công nghệ phẫu thuật mới được sử dụng cho nhiều bệnh lý. Cắt thắng môi trên bằng laze giúp vết thương nhanh lành, không gây chảy máu và không đau đớn. Thời gian hồi phục của trẻ cũng sẽ nhanh hơn.
Cách chăm sóc bé sau khi phẫu thuật cắt phanh môi
Sau khi phẫu thuật cắt phanh môi ở trẻ thành công. Cha mẹ cần thực hiện chăm sóc đúng cách để bé nhanh hồi phục:
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, ăn uống đủ chất và uống nhiều nước
- Mẹ không nên để bé ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh gây nhiễm trùng.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng của trẻ.
- Khuyến khích con vận động lưỡi để nhanh lấy lại trạng thái bình thường và tránh để lại sẹo.
- Khi trẻ xuất hiện một số dấu hiệu như chảy máu, vết phẫu thuật bị loét, bung chỉ, sốt kéo dài,.. Ba mẹ nên đưa trẻ tái khám để được thăm khám và kiểm tra.
Một số hình ảnh trẻ bị dính thắng môi trên
Dưới đây là một số hình ảnh trẻ bị dính thắng môi trên giúp cha mẹ dễ quan sát và phát hiện.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng trẻ bị dính thắng môi trên và trả lời những thắc mắc của cha mẹ về dị tật dính thắng môi ở trẻ. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm thông tin và kiến thức để chăm sóc con yêu được tốt nhất. Hãy theo dõi thêm những bài viết khác của Conyeuviet.com để có thật nhiều kiến thức chăm sóc trẻ khoa học và đúng cách ba mẹ nhé.