Trả lời thắc mắc thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh

Trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu quay đầu về hướng âm đạo để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vì vậy, rất nhiều mẹ quan tâm thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh? Những dấu hiệu nào cho biết thai nhi quay đầu? Tất cả thắc mắc của mẹ sẽ được Conyeuviet.com chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng thai nhi quay đầu là gì?

Trả lời thắc mắc của mẹ bầu về thai nhi quay đầu

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu về phía âm đạo. Đây là hiện tượng tự nhiên và không có bất cứ can thiệp nào. Đó cũng là cột mốc quan trọng để đánh giá quá trình sinh nở của mẹ có thuận lợi hay không.

Hiện tượng thai nhi quay đầu là khi đầu thai nhi chúc xuống dưới, gáy thai nhi quay về phía bụng mẹ tạo áp lực lên tử cung. Nhờ đó, khi đến thời kỳ sinh, tử cung sẽ mở rộng và nhờ những cơn co thắt mà thiên thần nhỏ sẽ chào đời một cách tự nhiên và an toàn nhất.

Một số mẹ quan tâm, tháng thứ mấy thì thai nhi quay đầu. Trên thực tế, không có đáp án đúng và chính xác thời điểm thai nhi quay đầu. Một số trẻ sẽ quay đầu ở tuần thứ 32-36, theo các chuyên gia thì đây là thời điểm lý tưởng. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ quay đầu sớm hơn hoặc muộn hơn thời điểm này.

Vì sao cần phải để ý đến các dấu hiệu thai nhi quay đầu?

Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có đáng lo

Chú ý đến các dấu hiệu thai nhi quay đầu trong giai đoạn sinh nở là việc hết sức quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Bởi:

Biết được thai nhi đã quay đầu xuống dưới là dấu hiệu cho biết em bé đã sẵn sàng cho giai đoạn sinh nở sắp tới.

Khi thai nhi quay đầu ngôi thuận, quá trình sinh nở của mẹ cũng sẽ dễ dàng hơn, giảm thiểu cơn đau, thời gian sinh và hạn chế rủi ro khi sinh nở.

Đầu thai nhi quay xuống dưới, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về phía đầu trẻ và tạo áp lực rất lớn lên cổ tử cung. Nhờ đó, thúc đẩy cổ tử cung mở rộng và tạo điều kiện cho quá trình chuyển dạ.

Khi thai to dần, đầu thai nhi chúc xuống và chạm vào phần rộng nhất ở đáy xương chậu. Đây là vị trí đẹp nhất để bé có thể đi qua đường sinh một cách suôn sẻ và chào đời bằng cách sinh thường thuận lợi.

Những dấu hiệu cho bạn biết thai nhi quay đầu

Với những mẹ mang thai lần đầu thì chắc hẳn là sẽ rất quan tâm đến những dấu hiệu cho biết thai nhi đã quay đầu phải không nào. Chúng tôi biết rằng, mang thai lần đầu là một trải nghiệm hết sức mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy, Conyeuviet sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận biết những dấu hiệu em bé đã quay đầu nhé:

Ấn nhẹ vào vùng xương mu

Trả lời thắc mắc của mẹ bầu về thai nhi quay đầu

Để biết em bé của mẹ đã quay đầu hay chưa, mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ vào vùng xương mu. Nếu như thai nhi đã quay đầu, đầu của bé sẽ tạo nên áp lực rất lớn đối với cổ từ cung và bé sẽ nằm sát ngay vị trí này. Mẹ sẽ cảm nhận thấy hình như là đầu của bé, tròn và cứng. Nếu như em bé chưa quay đầu, ấn vào vùng này mẹ sẽ thấy mềm hơn và ít áp lực lên cổ tử cung hơn bởi đây sẽ là phần mông của bé.

Nghe và xác định vị trí tim thai

Thêm một dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu hay chưa chính là dựa vào vị trí tim thai của bé. Khi thai nhi quay đầu, vị trí tim thai sẽ thay đổi, di chuyển xuống phía bụng dưới. Vì vậy, mẹ có thể nhờ bố bé nghe tim thai, nếu thấy tim thai đập mạnh ở vị trí bụng dưới thì rất có thể là em bé đã quay đầu xuống dưới. Nếu bé chưa quay đầu thì vị trí tim thai sẽ ở phần bụng trên.

Trả lời thắc mắc của mẹ bầu về thai nhi quay đầu

Sự thay đổi cử động của thai nhi

Những cử động của thai nhi trong suốt thai kỳ chính là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của bé. Hẳn là ba mẹ sẽ rất thích những cử động của con và luôn lắng nghe, tò mò về em bé trong bụng phải không nào. Theo dõi cử động của thai nhi không chỉ giúp mẹ đánh giá sức khỏe của bé mà còn giúp mẹ “kiểm tra” được rằng bé đã quay đầu chưa đấy. Cụ thể là nếu như bé đã quay đầu, mẹ sẽ thấy những cử động nhẹ của phần tay ở bụng dưới, tiếng nấc. Những cử động mạnh ở phần bụng trên, đó là những cử động của đầu gối, cái đá chân của bé.

Siêu âm

Và cuối cùng là thông qua siêu âm. Siêu âm là cách chuẩn đoán chính xác nhất cho câu hỏi thai nhi đã quay đầu hay chưa. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sỹ có thể quan sát rõ ràng vị trí đầu của trẻ và biết được bé đã ngôi thuận hay chưa.

Trả lời thắc mắc của mẹ bầu về thai nhi quay đầu

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi chưa quay đầu?

Tin liên quan: 20+ hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng các mẹ cần biết

Cũng có một số trường hợp thai nhi chưa quay đầu ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ khiến cho mẹ bầu lo lắng. Nếu như thai nhi chưa quay đầu sát ngày dự sinh thì sẽ khiến cho quá trình sinh nở của mẹ gặp khó khăn hơn. Mẹ có thể sẽ không thể sinh thường được hoặc phải cần tới sự hỗ trợ khi sinh. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giúp kích thích bé quay đầu xuống dưới như sau:

Không ngồi quá nhiều, quá lâu

Việc ngồi nhiều gây áp lực lên vùng bụng và vùng cổ tử cung khiến cho bé khó quay đầu hơn. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên ngồi quá nhiều và quá lâu để tạo một không gian đủ rộng giúp bé dễ dàng quay đầu. Nếu như công việc của mẹ phải ngồi nhiều thì nên dành một chút thời gian thư giãn, đi lại một chút từ 15-30 phút để tạo điều kiện cho thai nhi quay đầu.

Đặt đầu gối thấp hơn mông

Khi đầu gối thấp hơn mông sẽ không có bất cứ sứ ép hay áp lực nào vào vùng bụng. Bé yêu của mẹ sẽ dễ dàng quay đầu xuống dưới hơn. Mẹ có thể sử dụng một chiếc gối để kê mông cao bằng đệm hoặc sử dụng ghế giúp đổ người về phía trước để hỗ trợ bé quay đầu dễ hơn.

Thường xuyên nằm nghiêng

Trả lời thắc mắc của mẹ bầu về thai nhi quay đầu

Nằm nghiêng không chỉ giúp giảm áp lực lên cơ thể mẹ bầu giúp mẹ lưu thông tuần hoàn và luân chuyển oxy dễ dàng hơn. Nằm nghiêng còn giúp bé có điểm tựa và dễ dàng xoay chuyển hơn.

Trả lời những thắc mắc của mẹ bầu về vấn đề thai nhi quay đầu

Có hàng tá thắc mắc xoay quanh vấn đề ngôi thai của bé mà mẹ bầu rất quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi dưới đây xem mẹ có đang cùng thắc mắc không nhé. Conyeuviet cũng đã tổng hợp và giúp mẹ có được lời giải đáp thỏa đáng cho mỗi điều mẹ quan tâm.

Có phải thai nhi nào cũng quay đầu?

Phần lớn thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Thậm chí là một số bé “gan lì” tới sát ngày sinh mới chịu quay đầu. Tuy nhiên, vẫn có những % nhỏ thai nhi không quay đầu, ngôi thai ngược, ngôi thai xiên hoặc ngôi ngang khiến cho bé rất khó để sinh thường. Các bác sỹ sẽ siêu âm, thăm khám và có chỉ định kịp thời, hợp lý trong việc mẹ nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn cho cả mẹ và con.

Thai nhi 30 tuần vẫn chưa quay đầu có sao không?

Một số em bé sẽ quay đầu sớm ở tuần 28, tuy nhiên cũng có thai nhi đến tuần 35-37 mới quay đầu. Vì vậy, nếu như em bé của mẹ 30 tuần vẫn chưa quay đầu thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Mẹ hãy ăn uống, sinh hoạt bình thường, hạn chế ngồi lâu và nghỉ ngơi đầy đủ để bé khỏe mạnh. Nếu như trong vòng 3-4 tuần sau thai nhi vẫn chưa quay đầu thì khi đó mẹ hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn.

Vị trí quay đầu của thai nhi như thế nào là tốt?

Trả lời thắc mắc của mẹ bầu về thai nhi quay đầu

Vị trí quay đầu của thai nhi tốt nhất là đầu quay xuống phía dưới, sát với cổ tử cung và xương chậu. Mặt bé úp vào phía trong bụng mẹ, mông chổng ra phía ngoài. Đây là tư thế tốt nhất để bé sẵn sàng cho kỳ sinh nở đang tới gần.

Thai nhi quay đầu sớm có sao không?

Theo các chuyên gia thì thai nhi có thể sẽ quay đầu sớm ở tuần thứ 28 của thai kỳ. Việc thai nhi quay đầu sớm không ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Mẹ nên theo dõi và siêu âm thai định kỳ để biết em bé đang khỏe mạnh và thai kỳ của mẹ không gặp bất cứ dấu hiệu gì đáng ngại.

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống?

Thời gian lý tưởng để thai nhi quay đầu theo các bác sỹ sản khoa là từ tuần 32-36. Tuy nhiên, thời gian thai nhi quay đầu có thể sớm hơn và cũng có thể muộn hơn cột mốc này. Với những mẹ mang bầu lần 2 thì thời gian quay đầu có thể sẽ muộn hơn.

Cho tới hiện tại, chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống. Khi vào tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, mẹ hãy lắng nghe và cảm nhận để biết bé đã quay đầu hay chưa hoặc thông qua kết quả siêu âm để đánh giá ngôi thai của bé.

Thai nhi quay đầu mấy lần?

Thông thường thì thai nhi chỉ quay đầu duy nhất 1 lần và giữ cho tới khi lọt lòng. Vì vậy, khi thấy bé đã quay đầu thì đó cũng là dấu hiệu cho mẹ biết, bé đã sẵn sàng cho một kỳ sinh nở thuận lợi.

Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh

Khi thai nhi đã quay đầu, nhiều mẹ thắc mắc không biết thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh. Theo các chuyên gia nhi khoa thì sau khoảng 11-12 tuần em bé sẽ chào đời nếu như con chuyển ngôi thuận bắt đầu từ tuần thai thứ 28.

Để biết chắc chắn là em bé sắp ra đời, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Tụt bụng hay sa bụng dưới
  • Xuất hiện các cơn gò tử cung ngày càng tăng
  • Vỡ ối
  • Mở cổ tử cung
  • Bong nút nhầy cổ tử cung.

Kết luận

Chắc chắn là tới đây mẹ bầu đã có thể giải đáp được những câu hỏi về vấn đề quay đầu của thai nhi và biết được thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh rồi phải không nào. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mẹ bầu có được kinh nghiệm trong việc đồng hành cùng bé trong những tháng cuối của thai kỳ. Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh, sinh nở mẹ tròn con vuông nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *