Thai 32 tuần nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn của bộ y tế

Ở những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng trưởng liên tục. Biết được thai 32 tuần nặng bao nhiêu sẽ giúp mẹ bầu đánh giá được bé yêu có đang tăng trưởng bình thường hay không. Câu trả lời sẽ được các chuyên gia của Conyeuviet.com/ giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ theo bộ y tế

Xem thêm: 20+ hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng các mẹ cần biết

Thai nhi 32 tuần đang bước vào những tuần tăng trưởng cân nặng rất nhanh. Khi này, mẹ đã bắt đầu thấy cơ thể nặng nề và việc di chuyển, vận động cũng trở nên chậm chạp hơn. Thậm chí là đến thở thôi cũng mệt phải không nào.

Nguyên nhân là vì bé đang tăng trưởng mạnh mẽ mỗi ngày để đạt cân năng chuẩn khi chào đời. Nếu mẹ thắc mắc thai 32 tuần nặng bao nhiêu theo yêu tuần của bộ y tế thì dưới đây là những chỉ số chuẩn của bé 32 tuần:

Cân nặng của thai nhi 32 tuần dao động trong khoảng: 1600 – 1800 gram. Một số chỉ số chiều dài xương, chu vi vòng bụng đo được như sau:

  • Chiều dài xương mũi: ~ 10.5mm
  • Chiều dài xương đùi: ~ 61mm
  • Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi: ~ 81mm
  • Chu vi vòng bụng: ~ 279mm

Để biết được các thông số chi tiết hơn, mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng tiêu chuẩn dưới đây:

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn của bộ y tế

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu

Vì tốc độ phát triển của mỗi bé là khác nhau, vì vậy nếu như mẹ thấy bé yêu của mình có nhỏ hơn so với bảng tiêu chuẩn một chút thì cũng là hoàn toàn bình thường. Mẹ hãy chăm chỉ nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và sinh hoạt hợp lý để bé yêu phát triển tốt nhé.

Quá trình phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi các mẹ cần biết

Bên cạnh thắc mắc thai 32 tuần nặng bao nhiêu thì ba mẹ cũng rất quan tâm tới những cột mốc tăng trưởng và những thay đổi ở thai nhi 32 tuần. Cùng Conyeuviet khám phá một số đặc điểm của thai nhi ở tuần thai này nhé.

Vị trí bào thai

Vị trí bào thai cũng là yếu tố mà mẹ bầu rất quan tâm. Bởi ở tuần thai này thì bé có thể đã quay đầu ngôi thuận rồi đấy. Nếu như bé yêu chưa quay đầu thì mẹ cũng không quá lo lắng nhé, thời gian thai nhi quay đầu xuống dưới có thể trong khoảng từ 32-37 tuần.

Thay đổi của bộ phận sinh dục

Nếu thai nhi là một bé trai thì ở tuần thú 32, bộ phận sinh dục của con đã di chuyển về đúng vị trí (từ bụng xuống bìu). Đối với bé gái cũng tương tự như vậy. Các hormone thai kỳ khiến cho bộ phận âm hộ và bìu của bé trai như bị sưng phù. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ nhanh chóng biến mất nên mẹ không phải lo lắng nhé.

Sự xuất hiện của phản xạ giật mình

Ở tuần thai này, các giác quan của bé đã phát triển. Bé có thể nghe thấy những âm thanh hay tiếng động lớn ở bên ngoài. Vì vậy, nếu như âm thanh đột ngột có thể khiến bé giật mình vung tay chân sau đó lại thu lại.

Sự thay đổi thân nhiệt

Tuần thứ 32 của thai kỳ, bé yêu bắt đầu tăng cường sản xuất protein và Enzyme cũng như hình thành chất béo lâu. Đây là những chất quan trọng giúp bé giữ ấm sau khi sinh ra khỏi bụng mẹ.

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn của bộ y tế

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu

Mẹ bầu 32 tuần sẽ có những thay đổi gì?

Ngoài việc quan tâm thai 32 tuần nặng bao nhiêu thì mẹ cũng nên chú ý tới một số yếu tố thay đổi trên cơ thể mẹ bầu.

Cân nặng

Việc kiểm soát tăng cân ở mẹ cũng là cần thiết giúp ngăn ngừa những vấn đề liên quan tới sức khỏe như: Tiền sản giật, tiểu đường, suy dinh dưỡng, thai nhi chậm phát triển,.. Mẹ có thể tham khảo một số thông số sau để điều chỉnh dinh dưỡng và chế độ ăn hợp lý trong từng giai đoạn nhé.

  • Với mẹ có thể trạng bình thường, cả thai kỳ mẹ nên tăng từ 10-12kg. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ nên tăng khoảng 5-6kg.
  • Với mẹ có thể trạng hơi gầy: Cả thai kỳ mẹ nên tăng khoảng 25% cân nặng trước mang thai. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ nên tăng khoảng 5kg.
  • Với mẹ có thể trạng béo: Cả thai kỳ mẹ nên tăng câng khoảng 15% cân nặng trước mang thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên giới hạn tăng khoảng 6 kg.

Thay đổi về cơ thể

  • ở tuần 32 của thai kỳ, do bé ngày càng lớn nên chiếm không gian trong bụng mẹ càng nhiều. Vì vậy, mẹ có thể sẽ thấy tức bụng, khó thở, dễ mệt và ngủ không ngon.
  • Tình trạng khó tiêu, ợ nóng, trào ngược ở tuần 32 có thể sẽ xảy ra và tăng tiến ở những tuần thai sau. Mẹ hãy nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn thay vì ăn quá no.
  • Một số mẹ có thể sẽ bắt đầu phải đối mặt với tình trạng phù, sưng chân. Do đó, khi ngồi lâu hoặc đứng lâu, mẹ nên gác chân lên cao để máu lưu thông tốt hơn.
  • Thân nhiệt của mẹ bầu ở thời kỳ này cũng sẽ tăng cao hơn bình thường, do đó mẹ có thể sẽ thấy nóng hơn (vào mùa hè) hoặc không thấy lạnh (vào mùa đông).

Thay đổi về cảm xúc

Tâm trạng của mẹ bầu lúc này cũng thay đổi rõ rệt. Mẹ có thể sẽ thấy hồi hộp, lo lắng, bất an,… bởi sắp đến ngày con yêu chào đời. Mẹ sẽ cần chuẩn bị nhiều thứ, mẹ lo lắng không biết con có sao không, sinh nở có thuận lợi không,…

Những cơn gò cứng bụng

Ở tuần thai thứ 32, mẹ có thể sẽ gặp những cơn gò cứng bụng. Đó có thể là những cơn gò chuyển dạ giả hoặc là cơn gò lúc chuẩn bị sinh. Mẹ hãy học cách để phân biệt 2 loại cơn gò này để có thể biết được khi nào cần đến bệnh viện nhé.

  • Với cơn gò chuyển dạ giả, mẹ sẽ không thấy đau và có thể biến mất nếu như mẹ thay đổi tư thế.
  • Với cơn gò chuyển dạ, mẹ sẽ thấy đau và tăng dần. Khi này mẹ cần đến bệnh viện ngay.

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn của bộ y tế

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu

Mẹ bầu nên làm gì để thai nhi 32 tuần đạt cân nặng tiêu chuẩn

Để bé yêu sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh và có cân nặng chuẩn. Mẹ bầu cầu chú ý tới những vấn đề sau:

Chế độ dinh dưỡng

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn cũng phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng mẹ cung cấp cho cơ thể. Ở giai đoạn này, cân nặng của bé vẫn tiếp tục tăng trưởng. Vì vậy, mẹ cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Bao gồm những dưỡng chất quan trọng như:

  • Chất béo: Cá thu, cái hồi, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, …)
  • Chất đạm: Đậu, sữa, trứng, cá, bơ, các loại thịt nạc, quả hạnh, …
  • Chất xơ: Các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì, …
  • Vitamin C: Cam, chanh, quýt, bưởi, ổi, …
  • Sắt: Thịt bò, gan lợn, bông cải xanh, các loại đậu, …
  • Canxi: Sữa, phô mai, sữa chua, hải sản, …
  • Nước: Mẹ nên cung cấp từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày.

Tập luyện khoa học

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và dễ dàng khi sinh nở, mẹ nên có một chế độ tập luyện khoa học. Những bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội rất thích hợp cho mẹ bầu ở giai đoạn này.

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn của bộ y tế

Trả lời những thắc mắc của mẹ bầu 32 tuần

Một số vấn đề thắc mắc của mẹ bầu ở 32 tuần được quan tâm nhất như:

Mang thai 32 tuần bị ra máu hồng có sao không?

Ra máu hồng trong 3 tuần cuối của thai kỳ có thể là dấu hiệu của chuyển dạ. Tuy nhiên, da máu hồng ở tuần thứ 32 thì mẹ cần hết sức cảnh giác. Đó có thể là dấu hiệu của sinh non.

Mẹ bầu 32 tuần cần tập luyện như thế nào?

Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu tập luyện một cách điều độ và đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga, Kegel,.. để tránh bị chuột rút, mẹ nên khởi động thật kỹ trước khi tập luyện.

Rạn da có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?

Rạn da khi mang thai là dấu hiệu thường gặp ở các mẹ bầu. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà vết rạn sẽ có màu trắng, đỏ rồi dần chuyển thành màu đen, xám sau khi sinh. Rạn da có thể là do cơ địa, do di truyền, do tăng cân quá nhanh, do thay đổi hormone trong cơ thể. Để hạn chế rạn da, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp như:

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn của bộ y tế

  • Kiểm soát tăng cân, không để tăng cân quá nhánh
  • Uống đủ nước
  • Mát xa da nhạ nhàng
  • Sử dụng kém chống rạn da an toàn lành tính
  • Dưỡng ẩm cho da
  • Chăm chỉ tập thể dục

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp ba mẹ tìm hiểu thai 32 tuần nặng bao nhiêu. Hy vọng với những thông tin này, mẹ sẽ có được kiến thức bổ ích để chăm sóc mẹ và bé thật tốt, chuẩn bị cho thời kỳ sinh nở thật thuận lợi và tốt đẹp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *