Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách mẹ nên biết
Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy và vi khuẩn trong mũi giúp trẻ hô hấp dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chưa viết cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách dẫn tới phản tác dụng và làm tổn thương niêm mạc mũi non nớt của bé. Bài viết hôm nay, CON YÊU VIỆT sẽ giúp ba mẹ học được cách vệ sinh và lấy gỉ mũi cho bé đúng chuẩn chuyên gia.
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Gỉ mũi là dịch mũi tiết ra sau đó khô và đọng lại bên trong mũi gây cản trở đường thở vốn rất nhỏ hẹp của trẻ sơ sinh. Vì vậy, lấy gỉ mũi cho bé là cách hiệu quả giúp bé hô hấp thông thoáng và dễ dàng. Dưới đây là 3 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và dễ thực hiện nhất để mẹ áp dụng.
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng bông tăm
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông
Bông tăm là dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ nhỏ phổ biến, được nhiều bà mẹ áp dụng. Để áp dụng phương pháp này một cách đúng cách, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
Chuẩn bị:
- Bông tăm nhỏ loại sử dụng cho trẻ sơ sinh
- Nước muối sinh lý 0.9%
- Khăn mềm
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ đặt bé nằm thẳng trên giường chếch 30-45 độ với mẹ. Sau đó dùng một tay đỡ lấy đầu của bé.
Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé. Mục đích là để gỉ mũi được làm mềm và dễ bong ra khỏi niêm mạc mũi trẻ. Mẹ cần chờ đợi từ 30s đến 1 phút mới tiến hành lấy gỉ mũi.
Bước 3: Làm ẩm khăn bông bằng nước muối sinh lý trong lúc đợi cho gỉ mũi mềm ra.
Bước 4: Dùng tăm bông nhẹ nhàng đưa vào lỗ mũi trẻ và ngoáy để lấy chất nhầy và bụi bẩn ra bên ngoài. Trong quá trình lấy gỉ mũi cho bé, mẹ cần thay đầu tăm bông và thay tăm bông mới. Mỗi bên lỗ mũi nên sử dụng tăm bông riêng biệt.
Bước 5: Sau khi đã vệ sinh vì lấy gỉ mũi cho bé xong, mẹ sử dụng khăn mềm và lau nhẹ xung quanh mũi bé để vệ sinh lại một lần nữa.
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng khăn giấy (bấc sâu kèn)
Xem thêm: Cách chọc thai nhi đạp giúp kích thích não bộ và phản xạ của bé yêu
Sử dụng cách lấy gỉ mũi cho bé bằng khăn giấy khá an toàn và hiệu quả với dịch mũi nhầy, keo khó lấy. Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng bấc sâu kèn như sau:
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng khắn giấy
Chuẩn bị:
- Khăn giấy loại tốt, dai và an toàn với trẻ sơ sinh
- Nước muối sinh lý
- Khăn bông mềm.
Cách thực hiện:
- Gấp khăn giấy làm đôi, làm tư sau đó quấn nhọn một đầu trông giống như chiếc bấc sâu kèn.
- Đặt bé nằm, một tay giữ đầu bé, một tay đưa bấc giấy vào trong mũi trẻ và xoáy nhẹ để bấc đi vào trong mũi trẻ, xoắn dịch nhầy vào khăn giấy.
- Mẹ tiếp tục thực hiện lại cho tới khi hết dịch và tạo một chiếc bấc mới để thực hiện với lỗ mũi còn lại.
Thông tin thú vị: Nhiều bà mẹ tại Nhật cũng có một chiêu lấy gỉ mũi cho trẻ hiệu quả thông qua phương pháp này nhưng có một chút biến tấu. Sử dụng một chiếc khăn giấy tốt, gấp dọc theo tờ giấy thành một mảnh giấy nhỏ, dài. Sau đó đặt một đầu vào mũi trẻ và cố định. Tiếp theo di chuyển tờ giấy để kéo dịch mũi ra bên ngoài theo mảnh giấy ăn.
Sử dụng dụng cụ chuyên dụng lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
Bài viết liên quan: Dịch nôn ở trẻ em bùng phát năm 2022 và những lời khuyên cho mẹ
Sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để lấy gỉ mũi cho trẻ nhỏ là cách hiệu quả và an toàn. Để sử dụng phương pháp này, mẹ cần chuẩn bị:
Dụng cụ cần thiết:
- Dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh có bán tại các hiệu thuốc
- Nước muối sinh lý
- Khăn mềm
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh:
Bước 1: Bế trẻ sơ sinh nằm nghiêng khoảng 30-40 độ, dùng một tay đỡ đầu trẻ và giữ trẻ đủ chắc chắn, cẩn trọng.
Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi trẻ giúp cho dịch mũi lỏng hơn. Nếu như thời tiết lạnh, mẹ có thể ngâm lọ nước muối hơi ấm để hiệu quả làm mềm dịch mũi nhanh hơn.
Bước 3: Sau khoảng 1-2 phút, mẹ sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút chất nhầy trong mũi của con ra bên ngoài. Sử dụng đầu to để đặt ở mũi trẻ, đầu còn lại cha mẹ cho lên miệng hút để tạo lực hút chất dịch vào thiết bị. Cha mẹ cần lưu ý sử dụng một lực hút vừa phải, không quá mạnh cũng không quá nhẹ.
Bước 4: Thực hiện thao tác lặp lại cho tới khi hết dịch mũi và vệ sinh đầu hút, tiếp tục chuyển qua lỗ mũi còn lại.
Bước 5: Sau khi hoàn tất, cha mẹ sử dụng khăn mềm có thấm dung dịch nước muối sinh lý vệ sinh bên ngoài và xunh quanh mũi cho bé.
Lưu ý:
- Mẹ cần vệ sinh miệng sạch trước khi chuẩn bị hút mũi cho bé
- Sử dụng lực hút không quá mạnh kẻo tổn thương niêm mạc mũi trẻ, lực hút vừa phải và dứt khoát.
- Sau khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần vệ sinh dụng cụ hút mũi và để khô ráo trước khi sử dụng cho lần tiếp theo.
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách
Cách lấy gỉ mũi cho bé bằng thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng
Sử dụng dụng cụ xịt mũi chuyên dụng cũng là cách nhiều mẹ áp dụng với những bé bị nghẹt mũi nặng. Để thực hiện, cha mẹ làm theo hướng dẫn sau:
Chuẩn bị dụng cụ:
- Thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng
- Nước muối sinh lý
- Khăn bông mềm, sạch.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng, xịt bên mũi nào thì đặt trẻ nằm nghiêng bên đó.
Bước 2: Đưa dụng cụ xịt vào một bên mũi trẻ và ấn xịt rửa dứt khoát 2-3 lần. Sau đó dịch mũi sẽ chảy ra, mẹ dùng khăm bông mềm làm ẩm bằng nước muối sinh lý lau và vệ sinh cho bé.
Bước 3: Lần lượt thực hiện với bên lỗ mũi còn lại để lấy gỉ mũi cho bé sạch sẽ, hiệu quả.
Một số lưu ý khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Có thể bạn quan tâm: 20+ hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng các mẹ cần biết
Để không làm ảnh hưởng hay tổn thương tới lớp niêm mạc mũi và mạch máu bên trong. Khi thực hiện cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý những nội dung sau:
- Trước khi thực hiện cách lấy gỉ mũi cho bé, cha mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ. Vệ sinh miệng nếu như sử dụng dụng cụ hút mũi.
- Lựa chọn nước muối sinh lý uy tín, được cung cấp công ty chính hãng, rõ nguồn gốc để không gây hại cho bé.
- Thao tác nhẹ nhàng, sử dụng lực vừa phải, không đưa dụng cụ quá sâu khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh.
- Không nên lạm dụng biện pháp hút, xịt mũi cho trẻ thường xuyên mà chỉ nên áp dụng 2-3 lần/ tuần. Việc sử dụng thường xuyên có thể khiến cho niêm mạc bị tổn thương, đau rát khiến trẻ khó chịu.
- Hàng ngày mẹ nên kiểm tra và vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày bằng tăm bông tẩm nước muối sinh lý giúp vệ sinh bụi bẩn, chất nhầy tránh để dịch tích tụ gây khó khăn cho bé khi thở.
- Nếu trẻ sơ sinh nghẹt mũi thở khò khè, không chịu bú, khó chịu, ăn ngủ kém thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý đúng cách.
Lời kết
Trên đây là những hướng dẫn cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn. Để tránh cho bé bị nghẹt mũi, mẹ cần đảm bảo giữ vệ sinh không gian của trẻ, cho bé mặc ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Không nên bật máy lạnh nhiệt độ thấp dưới 26 độ. Khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh cần thao tác đúng và chuẩn xác. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!